Quảng Xương giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống
Xác định bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ hội nhập, trong những năm qua, huyện Quảng Xương đã huy động được sức mạnh tổng hợp trong công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân.
Quảng Xương (Thanh hóa) giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống
Xác định bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ hội nhập, trong những năm qua, huyện Quảng Xương đã huy động được sức mạnh tổng hợp trong công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân.
Quán triệt nội dung Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phòng Văn hóa và Thông tin huyện đã tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền có những giải pháp cụ thể để tạo sự chuyển biến trong công tác gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Hằng năm, phòng tập trung chỉ đạo và hướng dẫn cơ sở xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội với nhiều hình thức phong phú, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Nhiều cộng tác viên, diễn viên quần chúng đã tham gia các chương trình hội thi, hội diễn cấp huyện, cấp tỉnh đạt thành tích cao. Các diễn viên quần chúng từ cơ sở đến huyện có nhiều cơ hội giao lưu văn hóa, văn nghệ với các đơn vị trường học, các ngành trong huyện và các huyện trong tỉnh. Qua đó, giới thiệu và tuyên truyền một số nét văn hóa đặc sắc của huyện, đồng thời tăng cường đoàn kết gắn bó, trao đổi học tập kinh nghiệm trong hoạt động văn hóa, văn nghệ. Thông qua những làn điệu dân ca, những câu hò, bài chòi đặc sắc và các trò chơi dân gian mang đậm hơi thở của ngư dân vùng biển đã góp phần khơi dậy, gìn giữ những phong tục tập quán tốt đẹp, cổ vũ, vận động bà con quý trọng và phát huy vốn văn hóa truyền thống trong xây dựng đời sống văn hóa mới, bài trừ các tập tục lạc hậu và các tệ nạn xã hội.
Bên cạnh việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, công tác bảo tồn văn hóa phi vật thể cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Trên cơ sở Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa 23, nhiệm kỳ 2006-2010, UBND huyện đã ban hành một số văn bản chỉ đạo từ huyện đến cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý để các ban, ngành chức năng thực hiện. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền đến các cấp, các ngành và cán bộ, nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa, qua đó nâng cao nhận thức và chuyển biến thành hành động của nhân dân trong việc xã hội hóa công tác bảo tồn di sản văn hóa truyền thống của địa phương... Trong hơn 4 năm qua, huyện đã thành lập được hàng chục câu lạc bộ (CLB) văn nghệ truyền thống, có hàng trăm ca khúc viết về quê hương, đất nước, con người Quảng Xương và bộ đĩa VCD Quảng Xương với những làn điệu dân ca truyền thống... Trong quá trình bảo tồn, huyện từng bước khôi phục thể loại hát chèo, đặc biệt thành lập các CLB hát chèo ở các xã Quảng Bình, Quảng Lưu, Quảng Châu - được xem là cái nôi của hát chèo để bồi dưỡng, nâng cao nhân ra diện rộng. Khôi phục, xây dựng các CLB hát tuồng (Quảng Bình), đây là loại hình thiếu vắng bóng dáng nghệ nhân, rất khó khăn cho việc khôi phục, tuy nhiên khi CLB đã thành lập, có dòng họ tất cả con cháu đã tích cực tham gia vừa là diễn viên, vừa viết lại kịch bản những vở tuồng cổ, như vở Sơn Hậu, Lưu Bình Dương Lễ... Đáng chú ý là CLB Hát Nhà trò Văn Trinh, toàn bộ hội viên, diễn viên chưa hiểu biết về thể loại hát này, đều mới làm quen khi được UBND huyện mời nghệ nhân ca trù về dạy, đến nay đã biểu diễn được các làn điệu như hát dâng hương, hát nói, hát lót... và đoạt được nhiều giải cao trong các kỳ hội diễn cấp huyện, cấp tỉnh. Hát giao duyên cửa đình - thể loại này tồn tại ở các địa phương có đình, đền, miếu, nghè, nhưng hiện tại trên địa bàn huyện chỉ còn lưu giữ duy nhất tại đền Phúc (Quảng Nham), được biểu diễn hằng năm vào lễ hội mùa xuân cũng đã được những nghệ nhân nơi đây lưu giữ lại bằng sách, vở và đĩa VCD... Hay trò diễn Tú Huần - một trong những sinh hoạt văn hóa dân gian và trong lễ thiết triều hằng năm, được các nghệ nhân, nhân dân xã Quảng Yên lưu giữ đến ngày nay.
Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, trong năm 2009 và những năm tiếp theo, huyện xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể sát với tình hình, điều kiện thực tế của từng địa phương; trong đó, tập trung vào việc duy trì các lễ hội truyền thống đúng hướng, lành mạnh; trùng tu, tôn tạo, giữ gìn và phát huy các giá trị di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn huyện, từng bước cải thiện, nâng cao mức hưởng thụ làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
BÌNH LUẬN (0)
- Huyện Quảng Xương đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn gắn với xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu
- Chùa Mậu Xương, huyện Quảng Xương tổ chức lễ Tết Thượng Nguyên năm 2024
- Quảng Xương giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống
- Huyện Quảng Xương (Thanh Hóa): Sẽ cưỡng chế hộ gia đình xây dựng công trình không phép, không đúng quy hoạch
- Di tích lịch sử văn hóa Bia Phủ Cảnh ( Văn thánh Phủ Cảnh) xã Quảng Yên
- Khu di tích Đền thờ Quận công Hoàng Bùi Hoàn tọa lạc tại xã Quảng Trạch
- Mộ và đền thờ Thái tể Bùi Sỹ Lâm
- Lễ hội đua thuyền truyền thống của xã Quảng Nham
- ĐỀN THỜ TÁ THÁNH THÁI SƯ CHIÊU VĂN VƯƠNG TRẦN NHẬT DUẬT
- Huyện Quảng Xương phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch