Hotline: 0919 888 988

ĐỀN THỜ TÁ THÁNH THÁI SƯ CHIÊU VĂN VƯƠNG TRẦN NHẬT DUẬT

Đăng lúc: 14:50:43 27/12/2023 (GMT+7)
100%
Print

Núi Văn Trinh còn có tên gọi là núi Ngọc Sơn nằm trên địa phận tiếp giáp của ba xã Quảng Hợp, Quảng Ngọc, Quảng Văn thuộc huyện Quảng Xương

ĐỀN THỜ TÁ THÁNH THÁI SƯ CHIÊU VĂN VƯƠNG TRẦN NHẬT DUẬT (Xã Quảng Hợp)

  A building next to a body of water

Description automatically generated

Di tích LSVH Đền thờ Tá Thánh Thái sư Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật - xã Quảng Hợp

    Núi Văn Trinh còn có tên gọi là núi Ngọc Sơn nằm trên địa phận tiếp giáp của ba xã Quảng Hợp, Quảng Ngọc, Quảng Văn thuộc huyện Quảng Xương. Tại nơi này, vào đời nhà Trần, Tá Thánh Thái sư Chiêu văn Vương Trần Nhật Duật, là con thứ 6 của vua Trần Thái Tông đã chọn núi Văn trinh để xây dựng Phủ đệ điền trang thái ấp làm hậu cứ nhằm trấn giữ vùng đất phía Nam đất nước.    Và đây cũng chính là nơi Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật cùng Nhân dân trong vùng đã đón và bảo vệ an toàn cho Vua Trần Thánh Tông cùng Cung quyến rút lui chiến lược trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông lần thứ hai (1285 - 1288) để chờ đợi thời cơ tiến đánh giải phóng Thăng Long. Cũng chính nơi đây, Chiêu văn Vương Trần Nhật Duật đã nhiều lần xuất quân chiến đấu oanh liệt chống lại các cuộc tiến công của giặc Nguyên - Mông ở nhiều nơi trên đất Thanh Hóa, đã bảo vệ bình yên vùng đất này trước vó ngựa và âm mưu thôn tính của kẻ thù. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, núi Văn Trinh lại được chọn làm căn cứ quân sự trọng yếu của quân đội ta, đặt đài ra-da quan sát và là trận địa phòng không bắn máy bay Mỹ trong 02 lần leo thang đánh phá Miền Bắc vào năm 1964 - 1968 và năm 1972.

A group of people in red and yellow outfits

Description automatically generated

Lễ rước Linh tại Đền thờ Trần Nhật Duật

   Trần Nhật Duật - tên ông đã đi vào lịch sử dân tộc, công lao sự nghiệp của ông gắn liền với núi Văn, sông Lý thuộc vùng đất Quảng Xương. Ông sinh năm 1254 vốn gốc làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường, tỉnh Nam Định (nay là xã Lộc Vượng - Nam Định) và là con trai thứ 6 vua Trần Thái Tông. T­ương truyền, khi sinh ra trên cánh tay ông có bốn chữ “Chiêu Văn Đồng Tử”, mọi ng­ười cho ông là con của Ngọc Hoàng Th­ượng đế giáng sinh. Từ bé ông đã nổi danh hiếu học và sớm lộ rõ t­ư chất thông minh. M­ười sáu tuổi đã thông kinh sử, giỏi thơ phú, sành nhạc luật đặc biệt lại có đặc tài về võ nghệ, thao l­ược, binh thư­, nói đ­ược nhiều ngoại ngữ.

A group of people in traditional clothing

Description automatically generated

Trình diễn vốn văn hóa phi vật thể Hát nhà trò Văn trinh

    Lúc ông hai m­ươi tuổi đư­ợc giao đặc trách những công việc về dân tộc, ngoại giao với các sứ thần trong triều. Ông làm quan suốt 4 triều vua, từng giữ các chức tước như: Phiêu Kỵ Tướng quân, Thái Úy Quốc công hay Chiêu Văn Đại vương... trấn ải ở ba đạo đó là Đà Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa. Hai lần cùng với vua tôi nhà Trần lập nên chiến công hiển hách, đánh tan quân Nguyên - Mông, dẹp loạn giữ yên đất nước. Trần Nhật Duật là người có công lớn trong sự nghiệp xây dựng đời sống kinh tế, văn hóa ở Thanh Hóa nói chung và Quảng Xương nói riêng. Ông mất ngày 8 tháng 8 năm 1330 (Canh Ngọ), thọ 77 tuổi, đ­ược vua Trần Hiến Tông truy phong “Tá thánh Thái s­ư Chiêu Văn Trần Đại V­ương”. Khi ông mất, triều đình, vợ con ông lập Đền thờ ở sườn núi phía Bắc cách Đền Trung khoảng 700m về phía Tây. gọi là Đền Th­ượng. Nhớ ơn ông, Nhân dân trong vùng thường xuyên đến dâng hương tưởng niệm và mong được âm phù giúp đỡ. Từ đó, núi Văn, sông Lý, đền thờ Chiêu Văn Đại Vương Trần Nhật Duật trở thành tâm điểm của một vùng đất lịch sử địa linh nhân kiệt. Các làng xã trong vùng Văn Trinh cũng được thay đổi ghi đậm dấu ấn lịch sử và công lao to lớn của Đức Thánh.

A group of people sitting at a table

Description automatically generated

Đại biểu và du khách tham dự Lễ giỗ lần thứ 690 Đức Thánh Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật

    Đền thờ Trần Nhật Duật đã được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, đã được Nhà nước đầu tư trùng tu, tôn tạo lại ngay trên nền cũ của Di tích một cách tôn nghiêm, khang trang, bề thế, gắn liền với việc khôi phục các lễ hội truyền thống được tổ chức thường niên cùng các trò chơi, trò diễn dân gian, nhất là việc khôi phục, bảo tồn loại hình văn hóa phi vật thể rất có giá trị: "Hát nhà trò Văn Trinh".

A person and person walking on a street

Description automatically generated

Du khách thập phương về dự Lễ hội Đền thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật

  

  BÌNH LUẬN (0)