Hotline: 0919 888 988

BẾN PHÀ GHÉP ANH HÙNG - MỘT ĐỊA CHỈ ĐỎ TRÊN ĐẤT QUẢNG XƯƠNG

Đăng lúc: 14:39:57 10/01/2024 (GMT+7)
100%
Print

Chiến tranh đã lùi xa nhưng trên bản đồ Việt Nam, địa danh lịch sử bến Phà Ghép luôn được người Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng biết đến như là một vùng đất ghi nhận sự tàn khốc trong cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc Việt Nam. Đồng thời, nơi đây cũng là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng; của ý chí, nghị lực phi thường, lòng dũng cảm, trí thông minh và sự hy sinh thầm lặng mà to lớn của quân và dân Quảng Xương nói riêng, của Nhân dân Thanh Hóa nói chung đã anh dũng chiến đấu dưới mưa bom, bão đạn trong gần 3.000 ngày đêm để giữ vững mạch máu giao thông của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam.

A group of men in a field

Description automatically generated

 Đơn vị dân quân C94 anh hùng, trong 136 ngày đêm năm 1972 đã bắn rơi 05 máy bay giặc Mỹ trên Bến Phà Ghép (Nguồn ảnh tư liệu) 

Bến Phà Ghép là một vị trí trên tuyến giao thông huyết mạch Quốc lộ 1A, thuộc địa phận xã Quảng Trung, huyện Quảng Xương (bên phía bờ Bắc) và xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia - nay là thị xã Nghi Sơn (bên phía bờ Nam), nơi cuối nguồn của con sông Yên chảy ra biển. Với vị trí giao thông trọng yếu như vậy, cho nên trong 02 cuộc chiến tranh leo thang phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ thì Phà Ghép là một trọng điểm đánh phá vô cùng ác liệt hòng ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam của Nhân dân ta.

 

A person walking on a bridge

Description automatically generated

Dưới mưa bom bão đạn của giặc Mỹ, cầu phao Ghép vẫn được thông suốt cho xe  và hàng hóa chi viện chiến trường 

Vào gần giữa năm 1965, cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Đế quốc Mỹ đã mở rộng ra các tỉnh phía Bắc, nhất là từ Thanh Hóa trở vào. Mục tiêu đánh phá chủ yếu là hệ thống giao thông vận tải, dù chỉ là một tuyến đường mòn, một cây cầu nhỏ, một chiếc thuyền nan, một bóng người... nếu chúng phát hiện thì đều bị dội bom hoặc bắn phá. Bến Phà Ghép và hệ thống giao thông chiến lược xung quanh khu vực đều là những mục tiêu hủy diệt của không quân và pháo hạm hải quân ngoài khơi của Đế quốc Mỹ.

A group of soldiers on a bridge

Description automatically generated

Sửa chữa cầu phao Ghép trong bom đạn giặc Mỹ (Nguồn ảnh tư liệu)

Những năm tháng khốc liệt đó, Bến Phà Ghép được xem như là "túi bom", là "tọa độ lửa", điểm mốc quyết liệt của cuộc đụng đầu lịch sử bắt đầu từ ngày 3-4/4/1965. Lực lượng của ta trên Bến Ghép bao gồm: Thanh niên xung phong, công nhân giao thông, bộ đội chủ lực và dân quân địa phương (mà nòng cốt là đại đội C94 Quảng Xương được thành lập năm 1972) làm nhiệm vụ bắn máy bay địch, bảo vệ cầu phà, bến bãi, bảo vệ hàng hóa, tính mạng và tài sản của Nhân dân, sửa chữa đường sá, cầu phà để đảm bảo giao thông... Nhân dân hai bên bến Ghép là lực lượng sẵn sàng chi viện đắc lực khi có chiến sự diễn ra. Ngoài bến chính là Phà Ghép, lực lượng Thanh niên xung phong đã mở thêm 2 tuyến đường cầu phà mới song song với bến Ghép là bến phà Ngọc Trà và bến phà Hải Châu với quyết tâm không để cho giao thông bị ngưng trệ. Bến chính, bến phụ luôn hoạt động suốt ngày đêm bất chấp bom đạn bắn phá hay khi lòng sông bị phong tỏa bởi thuỷ lôi và bom từ trường của giặc Mỹ.

A group of men working on a log

Description automatically generated

 Đoàn xe thồ vận chuyển hàng qua cầu phao Ghép trong chiến tranh phá hoại của Mỹ (Nguồn ảnh tư liệu)

Qua 8 năm với 02 lần leo thang tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, Đế quốc Mỹ đã dội xuống khu vực bến Phà Ghép gần 38.000 quả bom đạn các loại, chưa kế đến  hàng vạn quả đạn pháo tầm xa từ Hạm đội 7 của Mỹ ở ngoài khơi bắn vào bất cứ lúc nào. Tính ra trong tọa độ đánh phá tập trung của giặc Mỹ thì mỗi mét vuông nơi đây đã phải hứng chịu hơn 1 tấn bom; xóm làng phía  Bắc bến Ghép hầu như bị hủy diệt, người già, trẻ em phải đi sơ tán, chỉ có thanh niên, đoàn viên, dân quân tự vệ là bám trụ để vừa sản xuất, vừa chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Nhiều đoạn đường bị hủy diệt do bom đạn Mỹ chỉ sau vài giờ là được khôi phục thông suốt, nhiều tấn hàng hóa bị đánh chìm trên sông được trục vớt kịp thời ngay trong lửa đạn của kẻ thù...

A table with objects on it

Description automatically generated

 Một số kỷ vật của đơn vị dân quân C94 anh hùng (tư liệu được lưu giữ tại Nhà truyền thống huyện Quảng Xương)

Điểm nổi bật ở bến Phà Ghép những năm tháng khốc liệt của chiến tranh là chúng ta đã thắng Mỹ, lập nhiều chiến công oai hùng; kiên cường bám phà, bám đường, mạch máu giao thông không hề bị ngừng trệ với khẩu hiệu "Địch phá, ta sửa, ta đi"; dù cho bom đạn ác liệt nhưng quân và dân bến Ghép vẫn đảm bảo được tính mạng của con người. Điều đó minh chứng cho tư thế hiên ngang, sự tự tin và lòng dũng cảm của quân và dân ta trong đánh giặc. Nơi đây đã hội tụ và tỏa sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng với biết bao tấm gương của những cá nhân và tập thể anh hùng. Người công nhân giao thông Vũ Hồng Út (quê xã Quảng Thọ, Quảng Xương trước đây) đã anh dũng cảm tử lái chiếc ca nô lao vút ngang dọc trên sông nhằm phá hủy những quả bom và thủy lôi từ trường của giặc Mỹ thả xuống để giải phóng lòng sông, bến bãi cho những đoàn quân và hàng hóa qua sông được an toàn; Anh đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng Lao động" vào năm 1972. Tấm gương người thiếu niên dũng cảm Nguyễn Bá Ngọc (làng Ngọc Trà, xã Quảng Trung) đã băng mình dưới làn bom bi sát thương của giặc Mỹ để cứu sống 02 em nhỏ vào sáng ngày 03/4/1965 và anh đã anh dũng hy sinh khi mới 12 tuổi. Tấm gương của anh đã đi vào thi ca cách mạng và trong những trang sách giáo khoa phổ thông; tượng đài của anh đã được dựng lên vào năm 1990 ngay trên sân trường Tiểu học mang tên anh ở xã Quảng Trung. Năm 2016, anh được Nhà nước truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân" thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

A red banner with gold text

Description automatically generated

 Bức trướng của Bộ Chỉ huy QS tỉnh Thanh Hóa tặng đơn vị C94 anh hùng

A red banner with gold text

Description automatically generated

Bức trướng ghi nhận thời gian đơn vị dân quân C94 anh hùng bắn  rơi máy bay giặc Mỹ năm 1972

Đại đội dân quân địa phương tập trung của huyện Quảng Xương được thành lập ngày 15/5/1972 (phiên hiệu C94) chỉ có hơn 50 chiến sĩ (trong đó có 06 người là nữ), chỉ với 06 khẩu pháo được trang bị (04 khẩu 37 ly và 02 khẩu 14,5 ly) có nhiệm vụ chiến đấu với không quân Mỹ để bảo vệ Phà Ghép. Thế mà, chỉ trong 136 ngày đêm đơn vị C94 đã chiến đấu và bắn tan xác 05 máy bay siêu âm hiện đại của không lực Hoa Kỳ, ngoài ra còn phối hợp với bộ đội phòng không chủ lực bắn rơi 02 chiếc máy bay khác. Đơn vị C94 đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân" năm 1973.

A close up of a sign

Description automatically generated

Bằng công nhận Di tích Lịch sử - Cách Mạng cấp Quốc gia cho Bến Phà Ghép anh hùng

Bên cạnh những tấm gương tiêu biểu như trên còn rất nhiều tấm gương anh hùng khác như đội cầu Bến Phà 3-4 anh hùng; Tiểu đội gái dân quân xã Thanh Thủy (Tĩnh Gia); Nhân dân và lực lượng vũ trang các xã xung quanh bến Ghép cũng đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân" như: Quảng Trung, Quảng Chính, Quảng Khê, Quảng Nham, Quảng Thạch...Và còn vô vàn những tấm gương dũng cảm của lực lượng thanh niên xung phong, công nhân, bộ đội, dân quân, dân công thuyền nan... đã cống hiến cho cuộc chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ cầu phà, bảo vệ tính mạng nhân dân và giữ vững mạch máu giao thông.

A person in a suit with medals

Description automatically generated

 Anh hùng Lao động Vũ Hồng Út - Chiến sĩ cảm tử phá bom từ trường trên bến Ghép

Có thể nói, cùng với Hàm Rồng - Nam Ngạn, bến Phà Ghép năm xưa là đầu mối, một điểm nóng, điểm sáng của vùng "Thanh địa" thời đánh Mỹ từng làm cho kẻ địch bạt vía, kinh hồn và chịu nhiều thất bại chua cay. Ngót nửa thế kỷ đã trôi qua, bến Ghép ngày nay đã hồi sinh, phát triển và đổi thay từng ngày. Bến Phà năm xưa giờ đây được thay thế là một cây cầu hiện đại với hai chiều ngược xuôi nối đôi bờ sông Yên hiền hòa, thơ mộng. Những địa danh nổi tiếng một thời oanh liệt, những tọa độ hủy diệt năm xưa giờ đây đã, đang và sẽ là những cánh đồng nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao, những khu dịch vụ thương mại tổng hợp sầm uất hoặc khu du lịch lý tưởng.

A statue of a person and a child

Description automatically generated

 Tượng đài Anh hùng LLVT Nhân dân - Liệt sĩ Nguyễn Bá Ngọc

A group of children performing on a stage

Description automatically generated

 Lễ truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT Nhân dân cho Liệt sỹ Nguyễn Bá Ngọc.

Bến Phà Ghép được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp Bằng công nhận "Di tích Lịch sử - Cách mạng" cấp Quốc gia vào năm 1995.  Nơi đây xứng đáng là một địa danh lịch sử hào hùng thời đánh Mỹ, là một địa chỉ đỏ để giáo dục lịch sử, truyền thống đấu tranh cách mạng cho hôm nay và các thế hệ mai sau.

A group of men standing on a stage

Description automatically generated

 Đồng chí Đỗ Trọng Hưng - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (năm 2016) trao Bằng công nhận

Anh hùng LLVT Nhân dân cho thân nhân Liệt sĩ Nguyễn Bá Ngọc

Được biết, hiện nay tỉnh Thanh Hóa và huyện Quảng Xương có chủ trương sẽ xây dựng ở nơi đây một khu tưởng niệm hoặc một tượng đài chiến thắng. Đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa, đó là để tri ân, tôn vinh những  hy sinh, mất mát to lớn nhưng hào hùng của biết bao con người đã từng bám trụ, chiến đấu và cống hiến một thời máu lửa. Đồng thời, cũng cần có một tấm bia ghi tạc những tội ác tày trời mà đế quốc Mỹ đã gieo rắc ở nơi đây, để các thế hệ mai sau không được quên quá khứ hào hùng của cha anh, của quê hương và dân tộc.

A sign over a road

Description automatically generated

Tọa độ lửa năm xưa hôm nay đang phát triển đổi thay từng ngày (cảnh một góc khu thương mại, dịch vụ Bắc cầu Ghép)

A road with a bridge and a car

Description automatically generated

Cầu Ghép hôm nay

A bridge over a river

Description automatically generated

Cầu sông Hoàng nối đôi bờ Làng Ngọc Trà (xã Quảng Trung) ngày nay 

Tọa độ lửa năm xưa hôm nay đang phát triển đổi thay từng ngày (cảnh một góc khu thương mại, dịch vụ Bắc cầu Ghép) Sự nghiệp, chiến công của những con người đã chiến đấu trên bến Phà Ghép anh hùng năm xưa mãi mãi là niềm tự hào của các thế hệ người Quảng Xương, người Thanh Hóa nói riêng và của cả nước nói chung. Đó là một sự thật lịch sử gắn mốc son trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội mà mỗi thế hệ kế tiếp có sứ mệnh kế thừa, làm rạng rỡ thêm truyền thống đánh giặc, giữ nước qua mấy ngàn năm của dân tộc Việt Nam anh hùng.

 Nguồn: Thanh Hóa Portal 

  BÌNH LUẬN (0)